Vị trí lắp đặt bình chứa khí như nào cho thuận tiện nhất? Ưu và nhược điểm bình chứa khí đặt ngay sau máy nén khí là gì? Và chọn vị trí lắp đặt cho bình chứa khí như thế nào là phù hợp nhất? Thông qua bài viết này chúng tôi sẽ đưa ra phương án lựa chọn vị trí của bình chứa khí phù hợp nhất & nếu như bạn chưa biết chọn vị trí hãy liên hệ ngay với công ty chúng tôi để được tư vấn thiết kế lắp sơ đồ lắp đặt miễn phí từ các chuyên gia.
CÁCH CHỌN VỊ TRÍ LẮP ĐẶT CHO BÌNH CHỨA KHÍ PHÙ HỢP
Hiện nay, trong các nhà máy và xưởng sản xuất chúng ta thường bắt gặp 3 vị trí đặt bình chứa khí:
1. Chọn vị trí lắp đặt bình chứa khí đặt ngay sau Máy nén khí
- Ưu điểm
Thứ nhất :
Bình tích trước máy sấy khí sẽ giúp máy sấy khí hoạt động hiệu quả hơn. Vì máy sấy khí là loại tác nhân lạnh dựa trên nguyên lý làm lạnh khí đột ngột về nhiệt độ điểm sương 2-5 độ để tách nước. Dòng khí nén cũng ở nhiệt độ khá cao nhất là vào mùa hè. Nếu dòng khí nén này đi trực tiếp vào máy sấy thì chắc chắn là máy sấy sẽ hoạt động kém hiệu quả.
Nếu để bình tích trước máy sấy thì bình tích áp có 2 tác dụng lớn đó là giảm nhiệt độ của khí nén và tách một phần nước. Giúp nâng cao hiệu suất của máy sấy khí.
Thứ 2 :
Nhiệt độ của dòng khí nén sau khi đi qua bình tích đã giảm đi và lượng nước cũng tách đi 1 phần nên độ bền của máy sấy khí được nâng cao hơn.
Thứ 3 :
Khí nén đi qua bình chứa khí ngoài việc tách được một phần nước còn có thể tách đi một phần các hạt bụi bên trong. Trong quá trình tích áp và xả nước tại bình chứa khí một số lượng lớn hạt bụi và dầu máy ( đối với máy có dầu) sẽ đi kèm nước xả ra ngoài.
Với dòng máy không dầu đặc biệt cho những công ty cần độ sạch cao ( có sử dụng máy sấy hấp thụ) việc lắp đặt bình chứa khí trước máy sấy khô thông thường còn giúp nâng cao hiệu suất và thời gian hoạt động của máy sấy hấp thụ. Tiết kiệm chi phí vận hành cho chủ đầu tư (vì các hạt trong máy sấy hấp thụ có giá rất cao nên nếu thời gian hoạt động cao thì sẽ tiết kiệm được chi phí).
- Nhược điểm
Phía sau hệ thống không có bình chứa khí, đồng nghĩa là khí nén sau khi qua máy sấy sẽ không có một không gian đủ rộng để tách tiếp lượng ẩm còn sót lại sau khi được tách qua máy sấy, khi đó lượng ẩm này sẽ tích tụ khá nhiều trên toàn bộ đường ống dẫn dẫn đến việc phải tăng thêm số lượng điểm xả nước tự động trên đường ống chính. Việc này đòi hỏi người thiết kế và thi công đường ống phải tính toán độ dốc ống chính hợp lý. Đây sẽ là vấn đề lớn đối với các ngành có yêu cầu cao về chất lượng khí nén (ví dụ như sản xuất vi mạch điện tử, sản xuất thuốc, dược phẩm,…).
2. Vị trí lắp đặt bình chứa khí đặt phía sau máy sấy và các thiết bị lọc
- Ưu điểm: chính là nhược điểm của việc lắp bình chứa khí phía trước. Chính là khí nén sau khi qua máy sấy sẽ có một không gian đủ rộng để tách tiếp lượng ẩm còn sót lại và xả ra ngoài môi trường. Nước sẽ không bị tích tụ nhiều trên đường ống chính và vì vậy không cần có nhiều điểm xả nước tự động. Thi công đường ống cũng không quá phức tạp.
- Nhược điểm: Khí nén từ máy nén khí đi ra với nhiệt độ cao và độ ẩm lớn đi trực tiếp vào máy sấy sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của máy sấy đồng thời giảm độ bền của máy sấy.
3. Sử dụng 2 bình chứa khí phía trước và phía sau
- Nhược điểm: chi phí đầu tư ban đầu cao, tốn không gian
- Ưu điểm: kết hợp được ưu điểm của 2 phương án trên đồng thời khắc phục nhược điểm của từng loại. Hơn nữa nhược điểm của phương án này không lớn và có thể khắc phục được. Chi phí đầu tư thêm một bình tích áp không cao so với hệ thống khí nén, tính về lâu dài sẽ giúp ta giảm chi phí sửa chữa, thay thế máy sấy, phin lọc và đặc biệt là các thiết bị sử dụng khí nén trong nhà máy. Vị tri bình chứa khí thứ 2 có thể đặt ngay gần vị trí sử dụng, đối với các nhà máy lớn với diện tích không gian rộng thì việc đặt bình chứa khí trong xưởng sẽ giúp ổn định áp suất của khí nén.
Rất mong rằng bài viết trên đây có thể giúp bạn có thêm thông tin hữu ích về việc lựa chọn vị trí lắp đặt cho bình chứa khí trong hệ thống khí nén.